Khám phá văn hóa truyền thống Việt Nam qua làn điệu ca trù Bắc Bộ
  • Home/
  • Văn hóa /
  • Khám phá văn hóa truyền thống Việt Nam qua làn điệu ca trù Bắc Bộ
Văn hóa

Khám phá văn hóa truyền thống Việt Nam qua làn điệu ca trù Bắc Bộ

Ca trù là loại hình nghệ thuật độc đáo của dân ca Bắc Bộ, đồng thời trở thành một nét văn hóa độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Với những giai điệu tinh tế, kết hợp giữa lời ca, tiếng đàn đáy và bộ phách, làn điệu ca trù quê hương đã in sâu vào tâm hồn những người yêu nghệ thuật, góp phần phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần, xã hội của người Việt xưa.

Việt Nam là quốc quốc gia với nền văn hóa truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong đó, đối với những người dân Bắc Bộ, ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo, hình thành từ lâu đời, gắn liền với nhiều lễ hội, phong tục và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kho tàng âm nhạc dân tộc. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, viết tắt: UNESCO), biểu diễn ca trù thường bao gồm 03 người, 01 nữ ca sĩ sử dụng các kỹ thuật thở và rung để tạo ra âm thanh độc đáo, trong khi vỗ tay hoặc đánh vào một hộp gỗ và 02 nhạc công tạo ra âm thanh thông qua cây đàn ba dây cùng một chiếc trống.

Khám phá văn hóa truyền thống Việt Nam qua làn điệu ca trù Bắc Bộ

Ca trù là loại hình nghệ thuật độc đáo, một nét văn hóa độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ truyền Việt Nam (Nguồn: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)

Theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Việt Nam), ca trù gắn liền với hình ảnh ca nương, quan viên và kép đàn. Ban đầu, được hát trong các không gian tao nhã như đình làng, phủ quan lại hay các buổi hát cửa đình để tế lễ thần linh. Dần dần, nghệ thuật này phát triển mạnh mẽ và trở thành thú chơi tao nhã của tầng lớp trí thức, quan lại. Ca trù đặc biệt ở điểm không chỉ có giai điệu mà còn là sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạcthơ ca. Giọng hát của ca nương mang âm hưởng ngân rung mê hoặc, hòa quyện với âm thanh trầm ấm của đàn đáy và nhịp phách tre, tạo nên không gian nghệ thuật cổ kính và sang trọng. Nội dung của ca trù thường mang tính ẩn dụ, triết lý sâu sắc, phản ánh những tâm tư, tình cảm của người Việt xưa.

Cũng theo UNESCO, một số buổi biểu diễn ca trù cũng thường kèm theo hoạt động nhảy múa, khiêu vũ hoặc thi đấu. Ghi nhận loại hình nghệ thuật này có đến 56 hình thức âm nhạc hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại được gọi là thể cách. Các nghệ sĩ dân gian lưu truyền những kỹ thuật hát ca trù cũng như các bản nhạc thông qua truyền miệng. Trước đây, bộ môn này chủ yếu được truyền thừa trong phạm vi gia đình, nhưng hiện nay, bất kỳ ai đam mê ở Việt Nam cũng đều có thể tìm thấy các thầy dạy. UNESCO nói rằng, mặc dù loại hình nghệ thuật độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ truyền Việt Nam, ca trù cũng trừng có giai đoạn thoái trào, ít được sử dụng trong thế kỷ XX do biến động lịch sử cũng như sự xuất hiện của nhiều thể loại nhạc khác. 

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ca trù từng có thời kỳ mai một. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực phục hưng của các nghệ nhân và sự quan tâm của nhà nước, 

Vào năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ngày nay, nhiều câu lạc bộ ca trù đã ra đời, các nghệ nhân cao tuổi ở Việt Nam tiếp tục truyền nghề cho thế hệ trẻ nước này, giúp loại hình nghệ thuật dần lấy lại vị thế trong đời sống văn hóa. Theo đó, việc bảo tồn và phát huy ca trù được chính quyền Hà Nội xác định là nhiệm vụ quan trọng, không chỉ giúp bảo tồn nét đẹp truyền thống mà còn góp phần phát triển du lịch, khám phá văn hóa quốc gia. Tờ Đảng Cộng sản (Việt Nam) dẫn lời nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa - bà Đặng Hoành Loan nhận định, phục dựng không gian trình diễn ca trù chính là hoạt động cấp thiết. Bà Loan cho rằng, loại hình này cần không gian biểu diễn nhất định, thay vì muốn hát lúc nào, hát ở đâu cũng được như một số chương trình ca múa nhạc thông thường.

Khám phá văn hóa truyền thống Việt Nam qua làn điệu ca trù Bắc Bộ

Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (Nguồn: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)

Tu Viet

Bình luận