Nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi, hàng tỷ USD đầu tư toàn cầu sẽ đổ vào Việt Nam
  • Home/
  • Tin Việt Nam/
  • Nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi, hàng tỷ USD đầu tư toàn cầu sẽ đổ vào Việt Nam
Tin Việt Nam

Nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi, hàng tỷ USD đầu tư toàn cầu sẽ đổ vào Việt Nam

Đó là nhận định từ các chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới vừa được công bố gần đây trong một thông báo của tổ chức tài chính này về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024.

Theo báo cáo có tên “Vươn tới tầm cao mới trên thị trường vốn” (Reaching New Heights in Capital Markets), của Ngân hàng Thế giới (World Bank, viết tắt: WB) công bố ngày 26/8, các chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam dự kiến tăng 6,1% vào năm 2024. Sự tăng trưởng này có được nhờ sự phục hồi của xuất khẩu hàng sản xuất, du lịch cũng như tiêu dùng và đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó, WB cũng nêu bật triển vọng về mức độ tăng trưởng đạt 6,5% vào cả năm 2025 và 2026 - tức tăng 5% so với năm 2023. Báo cáo từ tổ chức tài chính quốc tế cũng nêu bật khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam bất chấp những thách thức toàn cầu đang gia tăng.

WB dự đoán kinh tế Việt Nam dự kiến tăng 6,1% vào năm 2024 và tiếp tục đạt mức 6,5% lần lượt vào năm 2025 và 2026 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Việt Nam)

Đầu tư công tăng cường sẽ cung cấp sự kích thích ngắn hạn, đồng thời giải quyết các khoảng cách về cơ sở hạ tầng mới nổi. Điển hình như năng lượng, giao thông vận tải, hậu cần,… đang dần trở thành rào cản ngày càng tăng đối với quá trình tăng trưởng.

Mặc dù cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan, WB lưu ý rằng nền kinh tế ở đất nước hình chữ “S” vẫn chưa quay trở lại con đường tăng trưởng trước đại dịch. Chất lượng tài sản của ngân hàng vẫn là mối quan tâm do các khoản nợ xấu (non-performing loans) gia tăng và cần được giám sát chặt chẽ.

Theo nhận định của Trưởng phòng Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư của WB ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - ông Sebastian Eckardt, tong nửa đầu năm qua, kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi của nhu cầu xuất khẩu.

Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng không chỉ trong phần còn lại của năm mà còn trong trung hạn, chuyên gia WB đề nghị chính quyền Hà Nội cần tăng cường cải cách cơ cấu, đẩy mạnh đầu tư công trong khi quản lý thận trọng các rủi ro tài chính mới nổi.

Bên cạnh những mặt triển vọng, báo cáo gần đây của WB cũng chỉ ra một số vấn đề tồn đọng, những thách thức nếu được giải quyết có thể mang đến nguồn tài trợ dài hạn quan trọng và Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Bao gồm: Sự kém phát triển của cơ sở nhà đầu tư tổ chức và việc sử dụng không hết Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Trong đó, Quỹ Bảo hiểm xã hội có thể là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Khi được giải quyết kịp thời, các chính sách sẽ cho phép thị trường phân loại lại Việt Nam từ trạng thái Thị trường cận biên (Frontier Market) sang Thị trường mới nổi (Emerging Market).

Chuyên gia cho rằng, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi, hàng tỷ USD đầu tư toàn cầu sẽ đổ vào Việt Nam (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Việt Nam)

WB cho rằng, điều này sẽ giúp thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn, giúp tăng cường tính minh bạch của thị trường và bảo vệ nhà đầu tư. Sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý tài chính là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu này.

Ông Ketut Ariadi Kusuma - Chuyên gia cao cấp về lĩnh vực tài chính của WB cho biết, hàng tỷ USD đầu tư toàn cầu sẽ chảy vào thị trường vốn nếu Việt Nam được nâng hạng lên Thị trường mới nổi.

Cũng theo ông Kusuma, việc đa dạng hóa dần dần đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội không chỉ cải thiện lợi nhuận đầu tư dài hạn mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư vào khu vực tư nhân.

Danny Tran

Bình luận