Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc có tác động thế nào đến Việt Nam thực tế đã được truyền thông phía chính quyền Hà Nội nêu bật vào cuối nhiệm kỳ của ông Joe Biden. Tuy nhiên, khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, đồng thời đề xuất hàng loạt chính sách cứng rắn với Bắc Kinh, chuyên gia có thay đổi quan điểm?
Tờ Vnbusiness dẫn lời chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Hà Thị Cẩm Vân cảnh báo, việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đề xuất thuế nhập khẩu toàn diện với tất cả quốc gia sẽ làm tăng chi phí hàng hóa nhập khẩu của chính quyền Hà Nội vào Washington, D.C. Nhận định này phù hợp với một tuyên bố vào ngày 7/2 của ông Trump trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba. Theo Associated Press News, lãnh đạo Nhà Trắng nói, Hoa Kỳ sẽ có mức thuế đối ứng đến tất cả đối tác thương mại - tức áp thuế hàng hóa nước ngoài bằng mức thuế nước đó đang áp vào Hoa Kỳ. Dự kiến, chính sách thuế quan này sẽ sớm được công bố trong thời gian tới.
Truyền thông chính quyền Hà Nội (tờ Tuổi trẻ) dẫn nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ministry of Planning and Investment) Việt Nam - ông Trần Quốc Phương tại buổi họp báo thường kỳ ngày 5/2 nói rằng, xuất khẩu nước này có nguy cơ bị tác động bởi cuộc chiến thương mại và chính sách áp thuế của Hoa Kỳ. Ngoài ra, những nguy cơ rủi ro thị trường thương mại thế giới có thể xảy ra do động thái trả đũa giữa các quốc gia. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương (Ministry of Industry and Trade) nước này - ông Nguyễn Hồng Diên nhận định, kế hoạch tăng thuế của Tổng thống Donald Trump dẫn đến tình trạng thu gom hàng “chạy thuế”, tăng nhu cầu và giá cước vận chuyển container, tạo nên thách thức cạnh tranh xuất khẩu do tăng chi phí logistics.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói, xuất khẩu nước này có nguy cơ bị tác động bởi cuộc chiến thương mại và chính sách áp thuế của Hoa Kỳ (Nguồn: Ministry of Planning and Investment)
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên chính quyền Hà Nội đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu, đặc biệt là chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry, viết tắt: VCCI), trong giai đoạn 2018 - 2019, tức nhiệm kỳ đầu tiên của ông Donald Trump, GDP và xuất khẩu Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng, lần lượt đạt 7,08% và 7,02%, nhưng tốc độ chậm do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại. Nhập khẩu nước này ghi nhận cũng tăng trưởng chậm, từ 11,1% xuống 6,6%. Việt Nam đã tận dụng cơ hội từ việc chuyển hướng sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký đạt 38 tỷ USD vào năm 2019, theo Đài Truyền hình Việt Nam (Vietnam Television).
Căng thẳng trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc thực tế không chỉ ở lĩnh vực thương mại mà còn kéo dài trong nhiều lĩnh vực, đồng thời đặc biệt leo thang trước cuộc tranh cử tổng tuyển cử vào Nhà Trắng (2024). Khi ông Donald Trump tái đắc cử chức vụ Tổng thống, diễn biến này tiếp tục trở nên phức tạp thời điểm người đứng đầu Washington, D.C công bố mức thuế mới đối với hàng hóa từ Trung Quốc vào tuần trước, có hiệu lực từ ngày 4/2. Sắc lệnh này cũng đình chỉ quy định miễn thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá dưới 800 USD vào Hoa Kỳ, tức nhắm đến quy định “de minimis” (giá trị tối thiểu).
Bộ Công thương Việt Nam quan ngại, kế hoạch tăng thuế của Tổng thống Donald Trump có thể dẫnn đến tình trạng thu gom hàng “chạy thuế”, tăng nhu cầu và giá cước vận chuyển container, tạo nên thách thức cạnh tranh xuất khẩu nước này (Nguồn: Ministry of Industry and Trade)
Theo Cục Quản lý Thương mại Quốc tế (International Trade Administration), "de minimis" cho phép các quốc gia được phép miễn thuế khi xuất khẩu hàng hóa đến nước khác nếu như giá trị lô hàng không vượt quá giá trị tối thiểu, song lô hàng nhỏ với ít giá trị hơn không phải chịu thuế và phí. Trong đó, mặt hàng nhập khẩu vào Washington, D.C phải chịu thuế nếu giá trị vượt quá 800 USD. Quy định miễn thuế sẽ được Úc áp dụng sau khi vượt ngưỡng 1.000 USD đầu tiên, Canada là 20 USD và châu Âu với mức trung bình khoảng 190 USD,...
Số liệu Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (U.S. Customs and Border Protection) cho thấy, các gói hàng nhỏ lẻ, giá trị thấp thường được miễn thuế từ Bắc Kinh vào Hoa Kỳ tăng từ khoảng 140 triệu lô hàng/năm lên hơn 1 tỷ lô hàng/năm. Trong đó, một số nền tảng bán lẻ từ gốc từ chính quyền đất nước tỷ dân là Shein và Temu chiếm phần lớn. Vào tháng 9/2024, thời điểm ông Joe Biden còn tại vị, chính quyền Washington, D.C xác định, hàng hóa được miễn thuế của Trung Quốc khiến quá trình thực thi luật thương mại, yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ, quy tắc bảo vệ người tiêu dùng của Hoa Kỳ cũng như hoạt động ngăn chặn các loại thuốc tổng hợp bất hợp pháp (fentanyl), nguyên liệu thô, máy móc tạo nên chúng trở nên khó khăn.
Trước động thái áp thuế toàn diện từ Hoa Kỳ, Trung Quốc đã ứng phó bằng cách đệ đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization), đồng thời cho biết đang xem xét các biện pháp đáp trả cũng như khiếu nại bổ sung. Đến ngày 7/2 (giờ địa phương), ông Donald Trump công bố sắc lệnh mới, cho biết Washington, D.C sẽ tạm thời cho phép các gói hàng nhỏ lẻ, giá trị thấp từ Trung Quốc được miễn thuế cho đến khi Bộ Thương mại (Department of Commerce) hình thành thủ tục và xác định mức thuế để thông quan mặt hàng loại này.
Kelvin Huynh
Bình luận