Tổng thống Donald Trump phải đối mặt thách thức pháp lý lớn nhất nhiệm kỳ?
  • Home/
  • Tin tức/
  • Tổng thống Donald Trump phải đối mặt thách thức pháp lý lớn nhất nhiệm kỳ?
Tin tức

Tổng thống Donald Trump phải đối mặt thách thức pháp lý lớn nhất nhiệm kỳ?

Ghi nhận 22 tiểu bang do Đảng Dân chủ lãnh đạo cùng với thủ đô Washington, D.C và thành phố San Francisco đã đệ đơn kiện Tổng thống Donald Trump tại tòa án liên bang ở Boston và Seattle. Tổng thống Donald Trump đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với một trong những thách thức pháp lý lớn nhất nhiệm kỳ.

Theo truyền thông trong nước (Reuters), đơn kiện nhằm ngăn chặn sắc lệnh hành pháp do ông Trump ký ngày 20/1 về việc bãi bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump sẽ ngăn cản chính quyền liên bang cấp hộ chiếu, giấy chứng nhận quốc tịch hoặc các tài liệu liên quan khác cho trẻ có mẹ đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp cũng như có cha không phải công dân quốc gia hoặc thường trú nhân. Nếu được thực thi, sắc lệnh này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày, khiến ít nhất 150.000 trường hợp trẻ em sinh ra mỗi năm bị tước quyền công dân, điều vốn từng được được bảo đảm bởi Tu chính án thứ 14 (14th Amendment) của Hiến pháp.

Định nghĩa từ Thượng viện Hoa Kỳ (United States Senate), Tu chính án thứ 14 được Thượng viện thông qua vào ngày 8/6/1866 và phê chuẩn 02 năm sau đó (9/7/1868). Luật này trao quyền công dân cho tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch tại Hoa Kỳ, bao gồm cả những người từng là nô lệ và cung cấp cho tất cả công dân sự bảo vệ bình đẳng theo luật pháp.

Tổng thống Donald Trump phải đối mặt thách thức pháp lý lớn nhất nhiệm kỳ?

Ông Trump ký sắc lệnh ngày 20/1 (Nguồn: Facebook Donald J. Trump”)

CBC News cho biết, ghi nhận chính quyền 22 tiểu bang do đảng Dân chủ lãnh đạo, (Democratic Party) cùng với thủ đô Washington, D.C và thành phố San Francisco dã đệ đơn kiện ông Donald Trump đã vi phạm Hiến pháp. Cụ thể, Tổng chưởng lý của bang Massachusetts, California, New Jersey và nhiều địa phương khác khẳng định, hủy quyền công dân theo nơi sinh trái với Tu chính án thứ 14. Đồng thời, người đứng đầu một số tiểu bang cho rằng, sắc lệnh này còn ảnh hưởng đến các chương trình liên bang như Medicaid” (quỹ cứu trợ cung cấp bảo hiểm y tế cho các cá nhân và gia đình có thu nhập thấp), không được đảm bảo việc làm và mất quyền bầu cử khi trưởng thành.

Trang tin của Văn phòng Tổng chưởng lý (Office of the Attorney General) của Tiểu bang California (State of California) thuộc Bộ Tư pháp (Department of Justice) Hoa Kỳ dẫn lời người đứng đầu cơ quan - ông Rob Bonta tuyên bố, lệnh hành pháp này vi hiến. Đại diện California yêu cầu tòa án ngay lập tức ngăn chặn lệnh và bảo vệ quyền của trẻ em sinh ra tại Hoa Kỳ nói chung cũng như tiểu bang nói riêng. Trong khi đó, người đồng cấp phía ban New Jersey - Tổng chưởng lý Matthew Platkin nói, hành động phản đối trước sắc lệnh mới gửi đi thông điệp rằng địa phương sẽ bảo vệ quyền lợi và các quyền hiến định cơ bản của người dân.

Sau khi ký sắc lệnh, tân Tổng thống cũng cho biết, lệnh này có khả năng phải đối mặt với các thách thức pháp lý. Tuy nhiên, ông Donald Trump khẳng định, chính quyền mới có lý do chính đáng để thực hiện điều này. Ông Trump và các đồng minh từ lâu đã xem quyền công dân theo nơi sinh là “phi lý”, đồng thời nhận định nó có thể khuyến khích nhập cư bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến quốc gia. Ngoài các tiểu bang, Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (American Civil Liberties Union) cùng các tổ chức nhập cư cũng đã đệ đơn kiện lệnh hành pháp trên khiến tân Tổng thống dự kiến sẽ đối mặt với một trong những thách thức pháp lý lớn nhất trong nhiệm kỳ, Reuters thông tin.

Kane Nguyen

Bình luận