Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn
  • Home/
  • Tin Quốc Tế/
  • Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn
Tin Quốc Tế

Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn

Năm 2020 vừa qua đánh dấu bước ngoặc đổi mới vượt bậc của Hoài Nhơn khi chính thức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội công nhận là thành thị xã từ ngày 01/6/2020. Nằm tại trung tâm Thị xã Hoài Nhơn, Chùa Long Sơn đã chứng kiến quá trình phát triển của mảnh đất Xứ Nẫu này và góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn

Long Sơn Tự
Long Sơn tự (57 Trần Phú, Phường Bồng Sơn, Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) được xây dựng vào năm 1935 với tên gọi Chùa Phật học Bồng Sơn. Đến năm 1973, chùa đổi hiệu thành chùa Long Sơn. Trước kia, nơi đây còn là Văn phòng Ban đại diện Phật giáo Việt Nam huyện Hoài Nhơn nay đổi thành Văn phòng Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thị xã Hoài Nhơn.

Xuôi theo dòng sông Lại Giang, Chùa Long Sơn cũng trải qua quá trình hình thành, phát triển và đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn. Trên mảnh đất 4.038 m2, Long Sơn tự đã nhiều lần trùng tu, nâng cấp từ khu vực sân đình đến xây dựng nhà thờ tổ. Mỗi năm, khuôn viên chùa lại có những thay đổi mới bằng các kiến trúc gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo như tượng Phật Quan Âm, Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, tượng đài Địa Tạng... Đặc biệt, hai tượng Hộ Pháp và Kim Cang làm bằng đá cao 4 mét, được chính các nghệ nhân tại Tuy Phước (Bình Định) điêu khắc, vì thế đường nét vô cùng sắc sảo, tinh tế. Bên cạnh đó, trong chùa còn có khu vực mô phỏng Vườn Lộc Uyển (Vườn nai, nơi đầu tiên Đức Phật giảng pháp, một trong các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời Đức Phật). 
Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn
Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn
Khuôn viên Chùa Long Sơn
Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn
Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn
Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn
Những kiến trúc gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo
Trải qua 86 năm hoạt động với 5 đời Trụ trì, Chùa Long Sơn hiện nay được dẫn dắt bởi Thượng tọa Thích Nguyên Hỷ (thế danh Phạm Nguyên Hỷ, SN: 1954). Hòa thượng Thích Nguyên Hỷ đã gắn bó với chùa suốt 21 năm qua, cho biết: “Hàng năm, chùa tổ chức rất nhiều hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, nhưng nổi bật phải kể đến là An cư Kiết hạ thường diễn ra vào 3 tháng mùa hè.” Vào khoảng thời gian này, các sư thầy, tăng ni phải ở yên trong chùa để thúc liễm thân tâm, nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh. Đồng thời, chùa Long Sơn còn tổ chức các khóa học giáo lý cho các cư sĩ Phật tử quy y (1 buổi/tuần vào chủ nhật) và khóa tu mùa hè hằng năm (7 ngày) dành riêng cho các học sinh, giới trẻ nhằm nâng cao hiếu hạnh, yêu thương gia đình, thầy cô, bạn bè, xây dựng hành trình vào đời bằng tình thương của Đức Phật. Bên cạnh đó, chùa còn có lễ Cầu an đầu năm, đại lễ Phật Đản (rằm tháng 4), Vu Lan thắng hội (rằm tháng 7), ngày Hoa Đăng vía Phật A Di Đà (17/11) và Giao thừa. Không những thế, 15 năm qua, vào ngày 21 hằng tháng, Long Sơn tự còn tổ chức phát gạo từ thiện cho hơn 50 gia đình khó khăn, người già neo đơn, trẻ em mồ côi cơ nhỡ trên địa bàn Thị xã và chùa sẽ cưu mang những trường hợp này đến cuối đời. Vào các ngày đại lễ nhất là dịp cuối năm, các phật tử cũng tổ chức từ thiện với ý nghĩa “đỏ lửa ba ngày xuân” cho các trường hợp khó khăn trong địa phương. 
Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn
Trụ trì Thích Nguyên Hỷ
Nhờ những hoạt động sinh hoạt tôn giáo ý nghĩa, Phật giáo nói chung và Long Sơn tự nói riêng đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương. Tính đến nay, riêng Bồng Sơn có hơn 70% hộ gia đình theo Phật giáo, trung bình mỗi tối có hơn 50 Phật tử về Chùa tụng kinh. Khách thập phương đến viếng chùa cũng ngày một đông đúc, nhất là trong đêm Giao Thừa. Trò chuyện với phóng viên, Trụ trì Thích Nguyên Hỷ chia sẻ: “Do năm nay dịch bệnh nên Phật tử đến đây còn thưa thớt, chứ như mọi năm sân chùa chật kín người. Người dân viếng chùa đêm 30 chủ yếu nghênh đón năm mới, lạy Phật, cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình, tham gia hoạt động tín ngưỡng hái lộc đầu năm. Năm nay, chùa tổ chức hoạt động Rước đèn trong đêm Giao thừa với ý nghĩa đưa ngọn lửa ấm áp nơi chùa linh thiêng sưởi ấm từng ngôi nhà Phật tử.”

Với phương châm, Phật giáo luôn đồng hành, đoàn kết với dân tộc, phục vụ chúng sanh, cúng dường chư phật khiến con người lương thiện hơn, lấy trí tuệ làm sự nghiệp, lấy văn tư tu (nghe, suy nghĩ, tu hành) của giới định tuệ (giới luật, thiền định, trí tuệ) làm phương hướng, Chùa Long Sơn luôn tuyên truyền cho Phật tử nói riêng, mọi người nói chung hãy ăn chay, hướng thiện, cùng chung tay xây dựng xã hội ngày một văn minh, tiến bộ và phát triển. Chùa Long Sơn đã tồn tại và đồng hành với Hoài Nhơn, địa phương cấp huyện đầu tiên của tỉnh Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018; đạt chuẩn đô thị loại IV năm 2019 và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội công nhận là thành thị xã từ ngày 01/6/2020. 
Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn
Thị xã Hoài Nhơn đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

Chiều 27/3 vừa qua, nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng (28/3/1975-28/3/2021), Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã vinh dự tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đây là nền tảng xây dựng Hoài Nhơn trở thành trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định và Chùa Long Sơn vẫn luôn song hành với địa phương trên bước đường đổi mới. 
Tin: Mộc Tâm
Ảnh: Lâm Ngọc Tín
Theo langngheviet.com.vn
https://langngheviet.com.vn/van-hoa-xa-hoi/binh-dinh-long-son-tu-doi-moi-cung-thi-xa-hoai-nhon.html26346
ong Sơn tự (57 Trần Phú, Phường Bồng Sơn, Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) được xây dựng vào năm 1935 với tên gọi Chùa Phật học Bồng Sơn. Đến năm 1973, chùa đổi hiệu thành chùa Long Sơn. Trước kia, nơi đây còn là Văn phòng Ban đại diện Phật giáo Việt Nam huyện Hoài Nhơn nay đổi thành Văn phòng Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thị xã Hoài Nhơn.

Xuôi theo dòng sông Lại Giang, Chùa Long Sơn cũng trải qua quá trình hình thành, phát triển và đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn. Trên mảnh đất 4.038 m2, Long Sơn tự đã nhiều lần trùng tu, nâng cấp từ khu vực sân đình đến xây dựng nhà thờ tổ. Mỗi năm, khuôn viên chùa lại có những thay đổi mới bằng các kiến trúc gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo như tượng Phật Quan Âm, Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, tượng đài Địa Tạng... Đặc biệt, hai tượng Hộ Pháp và Kim Cang làm bằng đá cao 4 mét, được chính các nghệ nhân tại Tuy Phước (Bình Định) điêu khắc, vì thế đường nét vô cùng sắc sảo, tinh tế. Bên cạnh đó, trong chùa còn có khu vực mô phỏng Vườn Lộc Uyển (Vườn nai, nơi đầu tiên Đức Phật giảng pháp, một trong các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời Đức Phật). Long Sơn tự (57 Trần Phú, Phường Bồng Sơn, Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) được xây dựng vào năm 1935 với tên gọi Chùa Phật học Bồng Sơn. Đến năm 1973, chùa đổi hiệu thành chùa Long Sơn. Trước kia, nơi đây còn là Văn phòng Ban đại diện Phật giáo Việt Nam huyện Hoài Nhơn nay đổi thành Văn phòng Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thị xã Hoài Nhơn.

Xuôi theo dòng sông Lại Giang, Chùa Long Sơn cũng trải qua quá trình hình thành, phát triển và đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn. Trên mảnh đất 4.038 m2, Long Sơn tự đã nhiều lần trùng tu, nâng cấp từ khu vực sân đình đến xây dựng nhà thờ tổ. Mỗi năm, khuôn viên chùa lại có những thay đổi mới bằng các kiến trúc gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo như tượng Phật Quan Âm, Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, tượng đài Địa Tạng... Đặc biệt, hai tượng Hộ Pháp và Kim Cang làm bằng đá cao 4 mét, được chính các nghệ nhân tại Tuy Phước (Bình Định) điêu khắc, vì thế đường nét vô cùng sắc sảo, tinh tế. Bên cạnh đó, trong chùa còn có khu vực mô phỏng Vườn Lộc Uyển (Vườn nai, nơi đầu tiên Đức Phật giảng pháp, một trong các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời Đức Phật). 

Bình luận